Làm Thế Nào Để Sáng Tác Slogan hay?
Bài viết mới nhất

Làm Thế Nào Để Sáng Tác Slogan hay?

Làm thế nào để sáng tác ra câu slogan hay, phù hợp với doanh nghiệp của mình đó quả là câu hỏi hóc búa nếu chúng ta cứ suy nghĩ xa vời và mong muốn quá cao cho doanh nghiệp của mình mang lại. Slogan hay cũng như câu châm ngôn, phương châm hành động của công ty bạn nhằm mang lại, khơ lên cảm xúc của khách hàng vì vậy những ý tưởng đơn giản, gần gũi và dễ hiểu luôn mang lại sự thành công. Bài viết này sẽ điểm qua một số kiến thức cơ bản về slogan, những lưu ý, quy luật, quy trình, cách thức, đặc tính, chi phí ... sáng tác slogan. Hoặc vay mượn ý tưởng của công ty khác biến tấu thành 1 slogan phù hợp với doanh nghiệp của bạn.

1. Khái niệm Slogan

Có nhiều khái niệm nói đến thế nào là câu slogan và sự cần thiết phải có slogan trong công ty nhưng chúng ta có thể tạm hiểu Slogan là một lời văn ngắn gọn diễn tả cô đọng về một vấn đề nào đó mà một tổ chức hay một công ty muốn thông báo đến cho mọi người, hay đơn giản là lấy lại tinh thần hay phát động một phong trào nội bộ. Trong lĩnh vực chính trị, slogan - khẩu hiệu thường được sử dụng như một công cụ tuyên truyền hiệu quả, có sức thu hút cao. Chúng ta có thể tham khảo ví dụ tuyệt vời của slogan của tổng thống mỹ donal Trump khi ứng cử tổng thống với khẩu hiệu “ Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại” đã tạo ra thông điệp mạnh mẽ, và cũng là phương châm hành động của ông và các cộng sự trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng và sau này khi đã lên làm Tổng thống, giữa lúc dân Mỹ cảm thấy mất niềm tin vào chính quyền của Obama.

2. Lịch sử Slogan

Slogan có nguồn gốc từ slogorn xuất hiện đầu tiên có thể bắt nguồn từ danh xưng của các gia tộc ở Châu Âu, đó là một từ viết tắt của tiếng Gaelic Scotland và sluagh-ghairm. Nó mang ý nghĩa như 1 khẩu hiệu, một tiếng hô vang theo kiểu thông tục. Dần nó trở nên phổ biến trong các buổi truyền giáo cho đến năm 1704, Slogan mới chính thức được sử dụng như 1 cụm từ có ý nghĩa "ghi chú đặc biệt".

3. Một số lưu ý khi sáng tác slogan

Khi sáng tác slogan một trong những điều quan trọng hàng đầu là nó phải dễ nhớ và không gây hiểu lầm, phù hợp với từng hoàn cảnh và phong tục văn hóa vùng miền. Vì nó cần tạo được sự chú ý và dễ nhớ sẽ giúp khách hàng chú ý và ghi nhớ lâu hơn về thương hiệu của bạn

Những câu chữ của Slogan càng quen thuộc  và gần gũi với khách hàng sẽ càng tốt hơn. Việc khách hàng dễ dàng ghi nhớ bạn, cũng đồng nghĩa với việc họ dễ dàng nhận ra và kết nối với thương hiệu một cách tự nhiên. Khi đó, việc truyền thông & quảng bá thương hiệu ít nhiều thuận lợi hơn & hiệu quả hơn. Tuy nhiên một trong những điều mà chúng ta hay mắc phải khi sáng tác slogan chuyên nghiệp do cần sự đơn giản và dễ hiểu đó mà chúng ta dễ bị nhầm hoặc có nội dung na ná so với các công ty khác, thành ra slogan của bạn không có sự khác biệt, không tạo được sự chú ý. Điều đó làm cho slogan công ty bạn khó thành công. Vì vậy “Gây chú ý'' hay còn gọi là tạo sự lôi cuốn bằng sự khác biệt sẽ giúp slogan của công ty bạn dễ chạm đến cảm xúc và có tuổi thọ cao hơn những câu slogan chung chung . Hãy dùng những từ  khóa đó có thể đến từ chính những vấn đề thường gặp nhất, vấn đề khiến kháchh hàng của thương hiệu trăn trở nhất, một nỗi đau chung, niềm mong ước chung của họ. Khi chạm tới nỗi niềm sâu kín của khách hàng, chắc chắn Slogan của bạn sẽ khiến họ chú ý tới.

Nêu bật lợi ích sản phẩm/dịch vụ

Một trong những cách sáng tác slogan ấn tượng đó là dùng chính những lợi ích mà sản phẩm và dịch vụ mang lại đặc biệt nếu sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn thật sự xuất sắc. Ví dụ như thời điểm mà iPod ra đời, việc lưu trữ nhạc với số lượng lớn là mơ ước của không ít người yêu nhạc. Với slogan "Lưu trữ 1000 bài hát trong túi'' quả là hấp dẫn và đánh đúng tâm lý đối tượng khách hàng mục tiêu. Còn gì tuyệt vời hơn một thiết bị lưu trữ số lượng bài hát khổng lồ, lại còn nhỏ gọn trong ''túi quần'' của bạn?

Còn nếu sản phẩm/ dịch vụ của bạn cũng như rất nhiều các sản phẩm dịch vụ khác trên thị trường hãy tìm ra điểm mạnh của mình hoặc sử dụng những phương pháp khác để sáng tác slogan nhé

Phù hợp với văn hóa vùng miền

Văn hóa vùng miền cực kỳ quan trọng trong việc txây dựng và phát triển thương hiệu đặc biệt là trong slogan thương hiệu bạn, muốn chạm tới trái tim khách hàng, tạo thiện cảm của khách hàng thì nhất thiết phải hiểu rõ văn hóa địa phương và vùng miền đó> vì vậy tùy theo từng địa phương hay vùng lãnh thổ chúng ta có thể có những câu slogan phù hợp. Nhất là các thương hiệu đa quốc gia phải đặc biệt chú ý tới điều này. Một slogan thành công ở thị trường A không có nghĩa sẽ thành công ở thị trường B. Sự khác biệt về văn hóa giữa các quốc gia, đặc biệt là giữa các dân tộc Phương Đông - Phương Tây nên được cân nhắc một cách cẩn thận.

Việt Nam chúng ta đã từng xôn sao với câu sloan “Mỡ lon Việt Nam” mặc dù câu slogan này hoàn chỉnh nhưng theo lý giải của một vị quan chức nó gần với một chữ thô tục trong văn hóa Việt Nam không phù hợp mà cuối cùng câu này không được sử dụng.

Định vị thương hiệu

Bạn muốn sản phẩm dịch vụ của bạn đứng ở vị trí nào trên thị trường, khi chúng ta có sản phẩm dịch vụ phù hợp với một số đối tượng khách hàng hãy mạnh dạn sử dụng kiểu định vị thương hiệu trong nhóm đối tượng khách hàng ấy. '' The King of Beer'' của Budweiser cho đến tận ngày nay vẫn được coi như một câu slogan định vị nổi bật, khẳng định vị thế số 1 thế giới của thương hiệu này trong ngành bia. Xét về lượng bán hiếm ai có thể qua mặt được Budweiser. Đnh vị thương hiệu không có nghĩa rằng bạn phải là số 1, là hàng đầu, là đầu tiên... việc sử dụng kiểu số 1, hàng đầu, hay đầu tiên dễ tạo ra những hệ lụy đôi khi tạo cho cái nhìn không mấy thiện cảm của khách hàng khi sản phẩm và dịch vụ của chúng ta chưa thực sự nổi bật. Định vị cũng có thể như một slogan thể hiện chiến lược kinh doanh của thương hiệu. Ví như Big C với câu định vị "Giá rẻ cho mọi nhà'' - định vị trực tiếp về một thương hiệu bán lẻ hướng tới ''giá rẻ''.

Ngoài ra, bạn cũng có thể đặt một mục tiêu cho thương hiệu, giống như một đích đến để hướng tới. "Eat fresh'' của Subway là một ví dụ. Là một thương hiệu sinh sau đẻ muộn, ra đời khi Mc Donald's đã trở nên phổ biến, Subway không trực tiếp cạnh tranh với định vị ''nhanh'' của Mc Donald's, họ tự tìm và hướng thương hiệu tới một định vị mà Mc Donald's không cách nào đáp ứng được - ''Fresh''. Một thương hiệu đã hướng tới định vị phục vụ ''nhanh'' thì nguyên liệu luôn phải chuẩn bị sẵn sàng từ trước đó. Do vậy, Mc Donald's không thể nào mà ''tươi'' cho được.

''Fresh'' trong slogan của Subway được coi như một ''định vị'' đắt giá mang tới thành công cho thương hiệu

Sự chân thành

Sự chân thành luôn chạm được cảm xúc của khách hàng, chúng ta không bao giờ là hoàn hảo, nhưng quan trọng nhất là thái độ cầu thị để tiến lên tự hoản thiện lấy mình. Slogan cũng vậy, thiết kế logo công ty chuyên nghiệp cũng vậy. Như logo của apple phần khuyết của quả táo chính là sự thiếu hụt của sự hoàn hảo đó. Câu slogan "We are No.2. We try harder" là slogan vô cùng nổi tiếng của hãng cho thuê xe Avis. Thay vì khẳng định vị trí số 1 trên thị trường - vốn không thuộc về mình - Avis dũng cảm nói với khách hàng và thừa nhận "Chúng tôi là số 2'' nhưng cũng chính vì thế ''Chúng tôi sẽ cố gắng hơn nữa''. Slogan này thành công tới mức, từ khi ra đời cho tới nay Avis vẫn giữ nguyên ''We try harder'' như một tuyên ngôn định vị thương hiệu.

 Cảm hứng tích cực

Slogan tạo cảm hứng lan truyền về mặt tinh thần, cảm xúc từ thương hiệu đến với khách hàng của mình. Một slogan có cảm hứng tích cực sẽ tiếp thêm năng lượng và gắn kết thương hiệu với khách hàng  biến thương hiệu trở thành một phần cuộc sống của họ. kiểu như câu slogan “Lavis một phần tất yếu của cuộc sống” hay như câu “ Thấy điện là có Điện Quang” Và đôi khi slogan đầy cảm hứng cũng khơi dậy khát khao ''chinh phục'', khát khao ''sở hữu'' thương hiệu nơi khách hàng.

''Impossible is nothing'' của Adidas chính là một slogan như vậy!

Kêu gọi hành động

Khi nó đến câu slogan kêu gọi hành động thì ''Just do it''. Câu slogan lịch sử của Nike có lẽ là bài học kinh điển về dạng slogan kêu gọi hành động''. Nếu bạn đang nghĩ về một đôi giày Nike - Hãy mua nó. Nếu bạn có một dự định muốn làm - Hãy làm ngay.  Câu slogan này cũng là một cách thể hiện thương hiệu giày Nike thể thao cần hành động.

sang tac slogan hay

Câu slogan kêu gọi hành động nổi tiếng của hãng Nike

Một số quy tắc sáng tác slogan

Cũng có thể bàn sáng tác slogan mà chẳng cần những quy tắc gì cả nhưng đó chỉ là những số ít những slogan thành công, việc áp dụng những quy tắc sẽ giúp bạn dễ hình dung và phát huy tối đa sức mạnh sáng tác slogan thành công

Sư ngắn gọn

Sự ngắn gọn luôn là yếu tố hàng đầu giúp khách hàng dễ nhớ bởi nó quá dài dòng thường mang lại sự nhàm chán và khó nhờ mà đã khó nhớ thì thôi vậy hơi đâu họ nhớ làm gì trong khi cuộc sống có hàng ngàn việc cần phải làm, cần phải ghi nhớ. Độ dài vừa phải cho một slogan vào khoảng 3 - 8 từ, có một số slogan dài tới hơn 10 từ - nhưng chuyện này cũng khá hãn hữu. Khi sáng tác slogan bạn nên cân nhắc thật kỹ về số lượng từ, đừng quá tham chữ. Và yêu cầu tuy ngắn những phải đủ ý và không tạo ra sự hiểu lầm nhé.

Vần điệu hay còn gọi là nhịp điệu

Slogan cũng cần có nhịp điệu như một đoan nhạc, một bài thơ, có đầy đủ giai điệu trầm bổng sẽ dễ dàng thu hút và ghi nhớ cho khách hàng. Những cảm xúc về mặt giai điệu du dương  sẽ kích thích não phải ghi nhớ, tạo cảm xúc về mặt giai điệu - và nó sẽ trở thành những tần số rung động không thể nào quên trong tâm trí khách hàng. Ví dụ như câu "Luôn luôn lắng nghe. Luôn luôn thấu hiểu'' của Prudential chính là một slogan vần điệu như luật bằng trắc của thơ Đường vô cùng hiệu quả.

Gắn kết với logo, tên thương hiệu

Khi thiết kế logo thương hiệu và sáng tác slogan chúng ta đều thấy chúng được cạnh gần nhau như hình và bóng. Chính vì vậy slogan và tên thương hiệu cần phải có sự đồng điệu không thể có tên thương hiệu mạnh mẽ bên cạnh một câu slogan quá mềm điệu và ngược lại . Slogan không phải là một thành phần tách biệt của thương hiệu, nó nên ở đó và gắn kết trọn vẹn với cả logo, tên thương hiệu - 3 yếu tố này luôn xuất hiện cùng nhau trên hầu khắp các ấn phẩm, các phương tiện truyền thông.

Cảm xúc

Slogan thực sự tạo nên một cảm xúc tức thì nơi trái tim của bạn, nó sẽ lắng đọng trong tim bạn lâu hơn ít nhất cũng không quên ngay lập tức. Một slogan giàu cảm xúc - là một slogan có tính kết nối mạnh nhất với khách hàng.

Có rất nhiều ví dụ cho quy tắc này: '''Làm điều mình yêu theo cách mình yêu'' - Diana

"Ấm áp như lòng mẹ'' - Hanvico

''Vị ngon trên từng ngón tay'' - KFC

''Ngọt ngào như vòng tay âu yến'' - Anpenliebe

Khác biệt từ cốt lõi

Tạo được sự khác biệt cũng giúp cho khách hàng dễ phân biệt với các câu slogan của các công ty khác. Tạo được sự khác biệt cũng chính là nắm được bí quyết của sự thành công. Để tạo nên 1 slogan như vậy, trước tiên bạn nên xác định rõ điểm cốt lõi của sản phẩm/thương hiệu, tìm ra điểm mạnh của sản phẩm hay thương hiệu của bạn. Từ đó tìm những từ liên quan/ đồng nghĩa với từ cốt lõi, phát triển nó thành 1 câu slogan khác biệt.

''The Un-cola'' của 7up là một slogan rất rất thành công thể hiện đặc tính khác biệt của sản phẩm. 7up ra đời trong thời điểm mà thị trường phổ biến các sản phẩm đồ uống có ga. Với định vị un-cola ngay lập tức mang đến cho 7up một chỗ đứng trên thị trường, chỗ đứng ở nơi mà những khách hàng không thích dùng đồ uống có ga.

Tránh sáo ngữ

Sáo ngữ ở đây là những từ ngữ tương đối sáo rỗng về mặt ý nghĩa mang ý nghĩa khá mơ hồ hoặc không xứng đáng với thương hiệu công ty mới thành lập, biết rằng slogan phải mang tầm nhìn, hay sứ mệnh mà thực hiện vươn tới điều đó, tuy nhiên nó cũng gây cảm giác khó chịu khi bạn thực sự chưa đủ mạnh, những từ ngữ mà thương hiệu phải dùng cả trăm năm để chứng minh rằng nó thật sự có ý nghĩa và phù hợp với vị thế của mình. Một số từ chúng ta có thể kể đến là : số một; hàng đầu; uy tín, chuyên nghiệp, đỉnh cao, đẳng cấp...  Một slogan khi dùng những từ này sẽ dẫn tới ''cảm giác ngờ vực'' cho chính khách hàng. Nhưng những sáo ngữ này lại xuất hiện khá thường xuyên trong các slogan của doanh nghiệp Việt. Phần lớn những slogan như vậy thực sự ''vô giá trị'' khi đứng trong nhận diện thương hiệu.

Các bước lên ý tưởng slogan

Hãy đặt câu hỏi

Khi muốn lên ý tưởng sáng tác slogan hay làm bất cứ việc gì thì tự đặt câu hỏi và trả lời những câu hỏi của mình sẽ giúp bạn đi sát thực tế, tìm ra ý tưởng phù hợp với thương hiệu của mình. Nhưng đặt câu hỏi nào thì lại là chuyện khác, những kinh nghiệm  đó là hãy đặt những câu hỏi sau:

Làm cho ai? Đối tượng của slogan là ai? Càng cụ thể càng tốt, nếu  bạn vẽ được ra một người từ hình dáng cho tới tính cách thì slogan của bạn càng dễ đi tới trái tim khách hàng từ đó chúng ta hiểu rõ khách hàng của bạn, đối với khách hàng là nông dân thì nôn từ phải khác với khách hàng của bạn là doanh nhân từ đó sử dụng ngôn từ và ý nghĩa hiệu quả.

Làm cái gì? Từc là khi sáng tác slogan rồi nhưng cách hiểu ở đây là bạn phải hiểu cách để sáng tác slogan chứ không phải làm theo cảm hứng.

Ở đâu? Trả lời câu hỏi này tức là bạn đã chạm vào văn hóa vùng miền, Ở nước ngoài khác với ở Việt Nam, vùng văn hóa dân tộc cần thay đổi phù hợp với văn hóa ở đó.

Khi nào? Slogan thời này phải khác với slogan của 20-30 năm trước nó phải phù hợp với tốc độ và truyền thông thương hiệu

Lựa chọn cho mình tiêu chí khi sáng tác slogan hãy mạnh dạn tìm tiêu chí nổi bật để đưa vào slogan ví dụ nếu bạn kinh doanh đồ ăn tươi thì nhấn mạnh sự tươi đó, tránh vì có nhiều tiêu chí mà mang ra hết đưa vào slogan sẽ làm dối thêm

Dựa vào những câu slogan thành công khác của đối thủ cũng là một cách để dựa vào đó để thay đổi cho phù hợp với ngành nghề và công ty mình cũng là một cách

CÔNG TY TNHH THIẾT KẾ SÁNG TẠO Á ĐÔNG


Chuyên: thiết kế profile (hồ sơ năng lực) công ty – thiết kế logo, thiết kế lịch tết…

VPĐD: Tầng M, An Phú Plaza, 117-119 Lý Chính Thắng, Phường 7, Quận 3, TP.HCM
Hotline: 0902 615 289 – Tel: 08.73022 888 Fax: 08) 6291 4745 – MST: 0313911755
Website: www.profiledep.com – Email: profiledep@gmail.com

Tin tức khác

CÔNG TY TNHH THIẾT KẾ SÁNG TẠO Á ĐÔNG

Địa chỉ: Tầng M, An Phú Plaza, 117-119 Lý Chính Thắng, Phường 7, Quận 3, TP.HCM
Hotline: 0909276726
Website: www.profiledep.com

Kết nối cùng chúng tôi